Những lưu ý khi xây dựng nhà phố từ 30-50m2

 Hầu hết các căn nhà phố nhỏ đều có diện tích không gian sinh hoạt và đường đi lại tương đối nhỏ hẹp, vì vậy mỗi m2 đều cần được tận dụng một cách tối đa nhất.

Đối với nhà nhỏ nên sử dụng tường màu sáng sẽ giúp cho căn nhà rộng hơn. Nên sơn trần tối màu để tạo cảm giác trần cao hơn thực tế..

nhung-luu-y-khi-xay-nha-nho-tu-30---50m2

Khái niệm nhà nhỏ trong xây dựng là những ngôi nhà có diện tích dao động từ 30 m2 đến 50 m2. Dạng nhà này được hình thành trong quá trình đô thị hoá trước đây, khi chưa có quy hoạch nên người dân tự ý phân lô và xây dựng.

Đặc thù của nhà nhỏ là diện tích không gian nhỏ, đường đi vào nhỏ, do quá trình tự phát nên nhà được xây tận dụng tối đa diện tích có được. Khi có nhu cầu sửa chữa, xây dựng, cải tạo sẽ gặp khó khăn bởi mặt bằng thi công nhỏ, khó khăn trong quá trình vận chuyển và tập kết vật tư, chứa vật tư. Đặc điểm này khiến cho chi phí vận chuyển tăng, mặt bằng thi công nhỏ nên số lượng nhân công không nhiều khiến cho thời gian thi công kéo dài hơn so với bình thường. Vì thế khi tính tỷ lệ đơn giá xây dựng trên m2 thì chi phí cho nhà nhỏ sẽ cao hơn nhà lớn, mặc dù xét riêng thì số tiền đầu tư cho nhà nhỏ ít hơn nhà lớn.

Thực tế hầu như các gia chủ nhà nhỏ đều có tâm lý “nhà nhỏ, chí phí nhỏ” nên chỉ chuẩn bị ít kinh phí đầu tư, không đủ để giải quyết các vấn đề phát sinh và đáp ứng đúng nhu cầu của gia chủ. Mặt khác, một khó khăn thường gặp khi xây nhà nhỏ là các vấn đề thông thoáng, do hầu hết chủ đầu tư nghĩ nhà nhỏ nên sẽ sử dụng triệt để và tối đa diện tích.

nhung-luu-y-khi-xay-nha-nho-tu-30---50m2

Các vấn đề cần lưu ý khi xây dựng nhà nhỏ

1. Theo quy định của luật, nhà có diện tích 50 m2 được xây 100% diện tích, 100 m2 được xây 80% diện tích. Còn khoảng giữa 50 m2 và 100 m2, sẽ dùng công thức nội suy để tính ra % diện tích xây dựng (là phương pháp ước tính giá trị của các điểm dữ liệu chưa biết trong phạm vi của một tập hợp rời rạc chứa một số điểm dữ liệu đã biết).

2. Khi xây nhà, cần chú ý vấn đề thông thoáng và yếu tố ánh sáng phải đặt lên hàng đầu, đừng nên tận dụng triệt để mặt bằng mà bỏ qua yếu tố lấy sáng và thông thoáng. Do đó trong thiết kế nên lùi một phần diện tích nhỏ làm sân trước, sân sau, hoặc giếng trời, phù hợp cho việc thông gió, đưa ánh sáng vào nhà.

3. Ngôi nhà thông thoáng đầy đủ ánh sáng, đối lưu không khí tốt, sẽ tạo cảm giác rộng hơn về mặt không gian và thoải mái hơn cho các thành viên khi sinh hoạt.

4. Gia chủ nên định hướng rõ ràng nhu cầu sử dụng, hợp lý cho việc phân bổ không gian và mục đích sử dụng.

Gợi ý bố trí không gian cho ngôi nhà có diện tích nhỏ            

Nếu ngôi nhà của bạn có chiều dài nhưng hẹp về chiều ngang thì bạn nên ngăn cách không gian các phòng riêng biệt với nhau, cách làm này sẽ đem lại không gian rộng rãi và tránh sự đơn điệu.

Tránh pha trộn nhiều kiểu thiết kế hay sao chép lại mặt tiền của những ngôi nhà khác mà quên kết hợp không gian bên trong và bên ngoài, vô hình chung, điều này tạo nên một sự khập khiễng, vô duyên.

Do hạn chế diện tích rồi nên bạn đừng quá cầu kỳ đến các chi tiết thiết kế. Hạn chế những món đồ khác nhau để bố trí, hãy để không gian được thở càng nhiều càng tốt.

Đối với những căn nhà nhỏ, dùng sơn tường có gam màu sáng vẫn là thích hợp nhất, như vậy căn nhà sẽ trở nên rộng hơn. Còn về phía trần nhà thì nên chọn tông màu tối hơn để trần có cảm giác cao hơn bình thường.

CÁC bài viết liên quan