Nhũng Câu Nói Hay Của Những Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng

 1. ELIEL SAARINEN :

Khi bắt tay vào làm đồ án, các bạn trẻ khi thiếu kinh nghiệm khi thường hay vẽ vời mông lung và không có căn cứ cho những nét vẽ của mình. Câu nói của ELIEL SAARINEN là một trong những lời khuyên cực kì hữu ích:

“Hãy luôn thiết kế một điều gì đó trong việc ghi nhận nó trong ngữ cảnh lớn hơn của nó – Một chiếc ghế trong một căn phòng, một căn phòng trong một căn nhà, một căn nhà trong một trong một ngữ cảnh, một ngữ cảnh trong tổng thể của thành phố….

 

Kts. ELIEL SAARINEN

 

 

Eero Saarinen, Phi trường Quốc Tế Dulles, Chantilly, Virginia

2. TADAO ANDO.

Phát biểu tại lễ trao giải Pritzker năm 1995, Tadao Ando nói: “Tôi tin rằng kiến trúc không nên nói quá nhiều, nên giữ im lặng và để cho thiên nhiên trong vỏ bọc của ánh sáng Mặt trời và gió lên tiếng”.

Quan điểm kiến trúc của Tadao Ando:

“Theo tôi, có 3 thành tố tối cần thiết để hình thành một tác phẩm kiến trúc:

Thứ nhất là vật liệu chân thực, như bê tông trần hay gỗ không sơn. Thứ hai là hình học nguyên chất, không pha tạp mà đền Pantheson là một thí dụ. Đây là một yếu tố cơ bản để tạo nên sự hiện diện rõ rệt cho kiến trúc. Nó có thể là một khối đặc, nhưng thường là một khung 3 chiều, bởi khung 3 chiều rất phù hợp với hình học nguyên chất.

Thứ ba là thiên nhiên. Tôi không muốn nói là thiên nhiên tự nhiên, mà là thiên nhiên đã được thuần hóa, đã được con người trật tự hóa, tương phản với thiên nhiên hỗn độn. khi kiến trúc gồm vật liệu và hình học, thì thiên nhiên ấy sẽ giúp cho kiến trúc đạt đến mức độ trừu tượng. Lúc ấy kiến trúc sẽ chỉ có mãnh lực và trở nên rạng rỡ. Và chỉ khi ấy mới tạo nên được một hình ảnh làm xúc động lòng người.”

Tadao Ando cũng cho rằng: “Khi thiết kế tôi dùng rất nhiều phương pháp và công cụ khác nhau để phát triển một đồ án như là vẽ tay, máy tính hay mô hình, tôi sẽ chọn một kỹ thuật phù hợp nhất cho mỗi giai đoạn thiết kế nhưng có một điều chắc chắn là tôi sẽ bắt đầu với các bảng vẽ phác thảo tay“

“Các KTS nổi tiếng trên thế giới đều trưởng thành trong thế giới của những người thợ. Họ đều công nhận, hoặc kế thừa, học tập ai đó/ cái gì đã có. ”

 

 

Kts. Tadao Ando

Tadao Ando: “Khi thiết kế tôi dùng rất nhiều phương pháp và công cụ khác nhau để phát triển một đồ án như là vẽ tay, máy tính hay mô hình, tôi sẽ chọn một kỹ thuật phù hợp nhất cho mỗi giai đoạn thiết kế nhưng có một điều chắc chắn là tôi sẽ bắt đầu với các bảng vẽ phác thảo tay“

3. OSCAR NIEMEYER.

“Khi bạn có một không gian lớn để chinh phục, đường cong là giải pháp tự nhiên” Oscar Niemeyer

 

 

Kts. Oscar Niemeyer.

 

Toà nhà Quốc hội Brazil bên cạnh đại lộ Eixo Monumental / Oscar Niemeyer.

Tadao Ando: “Khi thiết kế tôi dùng rất nhiều phương pháp và công cụ khác nhau để phát triển một đồ án như là vẽ tay, máy tính hay mô hình, tôi sẽ chọn một kỹ thuật phù hợp nhất cho mỗi giai đoạn thiết kế nhưng có một điều chắc chắn là tôi sẽ bắt đầu với các bảng vẽ phác thảo tay“


4. ROBERT VENTURI.

Venturi nói về chủ sự đa nghĩa trong kiến trúc hậu hiện đại:“Tôi ủng hộ sự phong phú của ý nghĩa hơn là sự rõ ràng của nó, sự mập mờ tốt hơn là sự rạch ròi về chức năng. Tôi thích sự “vừa là cái này vừa là cái kia” hơn là dứt khoát “hoặc là cái này hoặc là cái kia”, đen và trắng và đôi chỗ màu xám hơn là chỉ có đen hoặc trắng. Một kiến trúc có giá trị sẽ gợi lên nhiều mức độ ý nghĩa và những sự phối hợp của những mục tiêu: các yếu tố và không gian của nó trở nên có thể “đọc” được và “vận hành” được trong nhiều cách thức cùng một lúc”.

  

Ngôi nhà Vanna Venturi / Robert Venturi


5. LE CORBUSIER.

“Kiến trúc là trò chơi thông minh và tuyệt diệu của tập hợp các hình khối trong ánh sáng”  (Le Corbusier)

Le Corbusier nói: “Hình học là phương tiện mà chúng ta có được để cảm thụ thế giới quanh ta, và để thể hiện chúng. hình học là cái gốc. Nó là chỗ dựa vật chất cho các hình tượng, nói lên sự thánh thiện và hoàn thiện. nó đem lại cho ta sự thỏa mãn cai quý của toán học...”

” Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức” (Albert Einstein)

 

Kts. Le Corbusier

 

Biệt thự Savoye / Le Corbusier

6. PETER ZUMTHOR.

“Trước nhất, kiến trúc phải tôn trọng địa điểm, không gian văn hóa bản địa và các bài học vô giá của lịch sử”.

Peter Zumthor, người đoạt giải Pritzker 2009.

7. FRANK LLOYD WRIGHT.

Mười hai điều FRANK LLOYD WRIGHT khuyên các bạn trẻ:

1. Hãy quên đi mọi thứ kiến trúc trên trái đất này, nếu anh chưa hiểu được rằng nó chỉ có thể tốt đẹp ở tại xứ sở của nó và ở vào đúng cái thời của nó

2. Hãy đừng để cho bất kì ai trong các bạn bước vào nghề kiến trúc chỉ vì muốn kiếm sống, nếu bạn chưa sẵn sàng sả thân vì nó hãy chuẩn bị để trung thành với nó như với một người mẹ, một người bạn, như với chính bản thân mình.

3. Hãy coi chừng mọi thứ trong các trường dạy kiến trúc trừ việc học các phần về kĩ thuật.

4. Hãy đến các cơ sở sản xuất, nơi bạn có thể tận mắt nhìn thấy sự hoạt động của máy móc và cơ giới đang làm ra những công trình hiện đại, hoặc hãy làm việc trong thực tế xây dựng cho đến khi nào bạn có thể chuyển tiếp một cách tự nhiên từ thi công sang thiết kế.

5. Ngay lập tức, hãy bắt đầu tạo cho mình thói quen suy ngẫm câu “tại sao” trước tất cả những gì bạn thích hay không thích.

6. Đừng coi những điều đẹp xấu là chuyện đương nhiên tự nó có sẵn. Mà hãy mổ xẻ mỗi căn nhà theo từng phần, cặn kẻ đến từng chân tơ kẻ tóc. Hãy học cách phân biệt giữa cái đẹp và cái hiếu kì.

7. Hãy rèn luyện thói quen phân tích. Với thời gian, năng lực này sẽ tạo điều kiện phát triển thành một thứ năng lượng tổng hợp vốn là một tập quán của trí tuệ.

8. “Hãy tư duy bằng phạm trù đơn giản” như thầy tôi thường nói. Nên nhớ rằng mọi sự trọn vẹn đều quy về những bộ phận và những chi tiết đơn giản nhất, dựa trên nền của những nguyên lý ban đầu. Hãy đi từ cái tổng thể đến cái cá biệt và đừng bao giờ làm ngược lại. Nếu không thì chính bạn sẽ bị nhầm lẫn.

9. Hãy vứt bỏ tư tưởng Mỹ về sự “quay vòng nhanh” như vứt một thứ nọc độc. Bước vào nghề kiến trúc một cách gượng gạo thì chẳng khác nào đem đánh đổi cái quyền trời phú làm kiến trúc sư lấy bát canh đậu ván. Hãy biết xả thân, nếu bạn còn kì vọng trở thành kiến trúc sư.

10. Chớ vội kết thúc việc học hành. Chí ít cũng phải mất 10 năm chuẩn bị đối với những ai muốn đạt trên mức kỹ năng phán xét trung bình và vượt lên trong hoạt động kiến trúc thực tế.

11. Sau đó, hãy đi càng xa càng tốt khỏi nơi mình đang ở để xây dựng ngôi nhà đầu tiên. Người thầy thuốc có thể mang chôn xuống đất những sai lầm của mình, nhưng kiến trúc sư chỉ có thể khuyên thân chủ cho trồng các dàn dây leo lên mặt nhà của mình mà thôi.

12. Hãy coi việc xây một chuồng gà cũng quan trọng như việc xây một tòa thánh. Trong lĩnh vực nghệ thuật, độ lớn của một bản thiết kế không có mấy ý nghĩa, nếu bỏ qua khía cạnh tiền nong. Sức diễn cảm mới là điều thực sự cần tính đến. Nó có thể lớn trong một cái nhỏ hoặc cũng có thể nhỏ trong một cái lớn.
(F. L. Wright_ The future of Architecture)

Frank Lloyd Wright cũng bày tỏ quan điểm: 

“Hình thức chạy theo công năng – điều này rõ là hiểu lầm.  Hình thức và công năng phải là một, hài hòa trong sự hợp nhất tuyệt diệu.” 

 

Kts. FRANK LLOYD WRIGHT

 

 

Bảo tàng Guggenheim, N. York, 1956 / FRANK LLOYD WRIGHT.

 8. KEN YEANG.

Ken Yeang:” phong cách kiến trúc, kĩ thuật thi công và vật liệu có thể thay đổi theo thời gian, nhưng thời tiết, khí hậu thì không hề thay đổi suốt cả hàng ngàn năm. do vậy, kiến trúc hiện đại phải phù hợp với thời tiết và cảnh quan thiên nhiên”.

Ken yeang: “Sinh thái học theo quan niệm của tôi và trái tim tôi mách bảo rằng sinh thái là điểm khởi đầu và kết thúc mọi thứ. Đó là nguồn ý tưởng lớn nhất, là nguồn sáng tạo lớn nhất. Con người không thể sáng tạo tốt hơn tự nhiên và tự nhiên chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi”.

Ken Yeang – Kiến trúc sư sinh thái :

Thiết kế sinh thái thực chất không phải là lý thuyết kiến trúc mà chỉ là một phần lý thuyết gắn liền với kiến trúc .Lý thuyết sinh thái về bản chất có liên quan chặt chẽ với các hệ sinh thái của Trái Đất, có ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động con người và tác động đến môi trường tự nhiên. Lý thuyết thiết kế sinh thái của Ken Yeang cho rằng, bên cạnh kiến trúc, cần xem xét các lĩnh vực liên quan như: sản xuất năng lượng, tái chế chất thải, sử dụng có hiệu quả năng lượng và vật liệu mà người thiết kế cần quan tâm.

Đối với nhà chọc trời màu xanh, Ken Yeang quan tâm đến 3 vấn đề chủ yếu là:
“Thông gió tự nhiên, lấy ánh sáng tự nhiên và làm giảm nhiệt độ môi trường“.

Thiết kế cảnh quan theo phương thẳng đứng của nhà chọc trời cũng là một biện pháp quan trọng cần chú ý. Đó là nguyên tắc của thiết kế sinh khí hậu trong thiết kế sinh thái, kết hợp với hình thức kiến trúc theo phương thẳng đứng. Khi nói đến hoạt động thiết kế thì phải dựa vào những kiến thức về sinh thái. Các quyết định thiết kế và quy hoạch ngày nay không chỉ có tác động trực tiếp đến xã hội loài người hiện nay mà còn ảnh hưởng tới chất lượng môi trường mai sau. Bởi vậy, kiến trúc xanh hoặc kiến trúc bền vững luôn nhắc ta thiết kế với thiên nhiên và thiết kế theo môi trường.

 

Kts. Ken Yeang

 

Kiến trúc sinh thái của Ken Yeang


9. KTS BEVOR REM KOOLHAAS.

KTS Bevor Rem Koolhaas (Hà Lan): “Các vấn đề xã hội và kiến trúc liên kết chặt chẽ với nhau, kiến trúc không chỉ đơn thuần là một cái hộp vô tri vô giác, mà là điểm giao của vô số sự kiện hỗn độn, mâu thuẫn lẫn nhau.”

 

Kts. Bevor Rem Koolhaas

10. KENZO TANGE.

“Không ai ấu trĩ đem một mái nhà cổ úp lên một công trình kiến trúc hình hộp rồi bảo đó là dân tộc – hiện đại. Cần phải thấu hiểu một cách tường tận sâu sắc những nguồn gốc hình thành kiến trúc truyền thống. Ở bất kỳ nơi nào kiến trúc truyền thống cũng được tạo dựng thông qua điều kiện thiên nhiên, khí hậu, tập quán sinh hoạt của con người mà có được không gian, tỷ lệ và hình thức kiến trúc địa phương thích hợp, đó là cái hồn của kiến trúc truyền thống, cần phải nắm bắt và khai thác“.


Để thiết kế công trình nhà thờ thánh Mary ở Tokyo, Kenzo Tange đã đi thăm một vài nhà thờ Gothic thời Trung cổ, ông nói:” Sau
khi trải nghiệm sự trang nghiêm hướng tới thiên đường và các không gian thần bí không tả xiết, tôi bắt đầu tưởng tượng ra các không gian mới, và muốn sáng tạo ra chúng bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại”.

 


Nhà thờ St Mary, Tokyo / Kenzo Tange

 

Trung tâm Báo chí và phát thanh truyền hình Shizuoka Tokyo  / Kenzo Tange.

 

 

Khách sạn Hoàng Tử Akasaka / Kenzo Tange

CÁC bài viết liên quan