Chống thấm mùa mưa hiệu quả cho nhà cũ

Vào mùa mưa, việc chống thấm mùa mưa cho nhà cũ là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để  tránh phải các tác động xấu từ môi trường tới căn nhà và sức khỏe của cả nhà . Do vậy, khi vào mùa mưa chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả để bảo vệ cho công trình, nhà ở của mình tránh khỏi tình trạng thấm, dột.

Sự biến đổi phức tạp của khí hậu, nhất là khí hậu vùng nhiệt đới như Việt Nam những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình. Dù nhà ở hiện nay tuy có nhiều điều kiện kỹ thuật hiện đại nhưng vẫn phải đứng trước nguy cơ bị thấm dột… nhiều hơn. Hiện nay, mùa mưa đã bắt đầu, bắt buộc phải áp dụng các giải pháp tạm thời để giải quyết vấn đềchống thấm dột mùa mưa trong khi chờ đợi đợt sửa chữa trong năm sau. Tuy tình trạng thấm dột bộc lộ “muôn hình muôn vẻ”, nhưng cơ bản vẫn tuân theo một số trường hợp phổ biến.

Thấm do tường và thấm dột do mái là một trong 2 nguyên nhân chính dẫn đến thấm dột, nhất là vào trong mùa mưa

– Trường hợp bị thấm do vết nứt của bê tông :

+ Khi thấy xuất hiện vết ố bên dưới của các cấu kiện trên, cần thiết tô vữa trộn phụ gia chống thấm cho mặt trên (lớp vữa dày ít nhất 1 cm, 1 phần Latex R-5540 + 3 phần nước + [1 xi măng + 3 cát]).

  + Nếu thấm do bị nứt kết cấu thì trước hết cần phải xử lý những vết nứt trước bằng cách dùng keo chuyên dụng bơm đầy vào vết nứt, sau đó phủ một lớp chống thấm có gốc ximăng kháng nước lên trên bề mặt thấm, cuối cùng phủ lớp vữa bảo vệ lên trên.

– Trường hợp thấm dột ” đường thủy ” :

+ Kiểm tra và làm sạch các đường hợp thủy (khe giao nhau giữa hai mái), nếu cần thiết thay những tấm tôn bị hư hỏng.

+  Kiểm tra lại các ống thoát, ống tràn, không cho thoát nước thẳng vào đỉnh tường, mặt tường, các chỗ nối (mái và tường, cửa sổ và tường v.v…).

  + Khi lòng máng xối quá nông, nước có khuynh hướng tràn ngược lên phía trên mái, phải đục một vài lỗ tràn to ngay dưới vị trí nguy hiểm. Nên quét sơn lại các đầu đòn tay để tránh mục hay han gỉ…

+ Tốt nhất nên dùng keo chuyên dụng, tốt nhất lựa chọn loại keo “ăn” chặt cả vào bêtông và nhựa, hoặc dùng inox trám xung quanh chỗ tiếp giáp giữa phễu với bêtông. Sau đó tô một lớp chống thấm có gốc ximăng kháng nước và tiếp tục tô thêm tường làm đẹp lại bằng sơn nước.

 – Trường hợp bị thấm do nứt tường :

+ Nếu dột do lỗ đinh xé toạc, cần kiểm tra độ võng của xà gồ (đòn tay), chống và đóng nẹp cố định cho xà gồ khỏi biến dạng trước khi trám, bít lỗ dột do đinh.

  +  Nứt tại vị trí giữa tường đầu hồi và mái, nếu không thể trám bít hiệu quả, cần cố định những tấm nhôm mỏng bằng tắc-kê để che nước cho các vết nứt (cách tường khoảng 1 – 2 cm cho khỏi đọng nước).

 – Trường hợp thấm tường từ bên ngoài

+ Nếu phía bên ngoài tường có một khoảng không gian trống thì có thể chống thấm cho tường bằng cách tô một lớp chống thấm chuyên dụng trực tiếp lên trên bề mặt tường.

Lưu ý chọn loại chất liệu không gây ảnh hưởng nhiều đến màu sơn vốn có của tường sau khi tô lên lớp chống thấm.

+ Trường hợp phía ngoài tường tiếp giáp với công trình nhà khác thì cần phải thực hiện chống thấm ngược, nghĩa là chống thấm từ bên trong bằng cách cạo bỏ hết lớp matic cũ, sau đó phủ lên trên một lớp chống thấm, cuối cùng là phủ lớp vữa nữa rồi sau đó sơn lại cho đẹp nhà.

Với vài biện pháp trên, có thể “cứu” căn nhà cho một vài mùa mưa, mà vẫn “vừa túi tiền”. Và quan trọng hơn, chỉ với khoan, bay, và vài món “đồ nghề” khác, chính bạn cũng có thể làm được.

CÁC bài viết liên quan